Triệu Châu đo nước

 

Một hôm Triệu Châu viếng pháp đường của sư đệ là Thù Du. Sư bước lên đàn, vẫn mang theo gậy, nhìn từ đông sang tây rồi từ tây sang đông. Vị sư đệ hỏi, “Sư huynh làm gì vậy?” Triệu Châu đáp, “Tôi đang đo nước.” Vị sư đệ hỏi, “Ở đây không có nước. Một giọt cũng không. Sư huynh đo thế nào?” Triệu Chân dựa cây gậy vào tường và bỏ đi.

Như Huyễn: Một Thiền Tăng khi đi hành cước mang theo cây gậy dài, dùng để dò chỗ sâu cạn nếu phải đi qua sông. Thù Du là sư đệ của Triệu Châu, vừa mở pháp đường cho thính chúng, Triệu Châu nóng lòng muốn biết Thù Du đã ngộ đạt Thiền thực hay chưa. Sư mang cây gậy theo để nhắc nhớ lại những ngày trước kia họ đã cùng nhau. Sư không cảm thấy có bầu không khí đạt ngộ khi sư quay đầu từ đông sang tây và sẽ để cây gậy lại làm vật ghi nhớ nếu như Thù Du không hỏi sư đang làm gì.

Trong Kinh Kim Cang quí vị đọc sẽ thấy, “Này Tu-bồ-đề, ông nghĩ thế nào? Một vị Tu-đa-hoàn có nghĩ như vầy: Ta đã đạt quả Tu-đa-hoàn không? Tu-bồ-đề nói: ‘Dạ không, bạch Thế Tôn, ông ta không nghĩ như vậy. Vì sao? Bởi vì Tu-đa-hoàn có nghĩa là vào dòng, mà ở đây không có vào. Ông ta không vào thế giới của sắc, thanh, hương, vị, xúc hay phân biệt thì gọi là Tu-đa-hoàn.’” Thù Du đã đắc cái vô đắc nên nói, “Ở đây không có nước. Một giọt cũng không.” Triệu Châu sung sướng, dựa cây gậy vào tường và bỏ đi.

Thiền không thể thêm gì cho văn hóa Tây phương, nhưng người học Thiền sẽ được cái không được và theo dòng thời gian, một vài người khiêm tốn với sức ảnh hưởng không màu sắc, không âm thanh của họ sẽ sản sinh ra những người nam và nữ của các tiêu chuẩn cao hơn.